Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất

Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu? Quy định về việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu? Vai trò của hoạt động đấu thầu?

Download Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất

Việc các chủ thể tham gia dự tuyển các gói thầu sẽ giúp cho các đơn vị đó có thể chứng tỏ được năng lực, khả năng của mình trong việc cạnh tranh đối với các đơn vị khác để từ đó đơn vị tham gia dự tuyển có thể trở thành chủ thầu. Sau khi thực hiện đấu thầu, chủ thể là chủ đầu tư sẽ nhận được quyết định phế duyệt lựa chọn nhà thầu. Đối với quy trình thẩm định, phê duyệt và đưa ra lựa chọn cuối cùng đối với đơn vị trúng thầu cũng sẽ cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Việc đưa ra kết quả trúng thầu sẽ được thực hiện bằng văn bản mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu giấy này.

1. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được hiểu cơ bản chính là việc kiểm tra, đánh giá bằng văn bản. Kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được cá nhân có thẩm quyền phê duyệt. Và cá nhân có thẩm quyền phê duyệt sau khi đã thực hiện việc phê duyệt sẽ đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được sử dụng trong trường hợp này. Mẫu biên bản này trong giai đoạn hiện nay cũng khá phổ biến và có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng đối với quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu để làm gì?

Hiện nay, mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không có mẫu cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Và việc lập quyết định này sẽ căn cứ theo các văn bản khác nhau tùy thuộc theo cơ quan có thẩm quyền cũng như về lĩnh vực đấu thầu và cụ thể sẽ dựa theo các văn bản pháp luật cụ thể như Luật Đấu thầu năm 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cần nêu rõ thông tin tên dự án, gói thầu, đưa ra các căn cứ pháp lý để lập quyết định lựa chọn nhà thầu,…

3. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất:

UBND ……

SỞ CÔNG THƯƠNG

Số: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………, ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt chỉ định thầu ……….……….

GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ ……;

Căn cứ ……;

Xét đề nghị của ……,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chỉ định thầu …., với các nội dung chủ yếu sau:

– Đơn vị được chỉ định thầu: …..

– Giá trị chỉ định thầu: …… (bằng chữ: ….).

– Phương thức thực hiện hợp đồng: …….

– Tiến độ thực hiện: …….

Điều 2. Trên cơ sở Điều 1, … hoàn chỉnh mọi thủ tục thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng để triển khai bảo hiểm đúng tiến độ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng các phòng Kế hoạch – Tài chính, ….. và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                                                                                         

– Như Điều 3;

– Kho bạc Nhà nước tỉnh;

– Sở Tài chính;

– …..;

– Lưu: VT, KHTC, ……

GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu:

Ta nhận thấy rằng, mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là một trong những mẫu báo cáo quan trọng với mục đích để đưa ra kết quả dự thầu. Dưới đây là hướng dẫn soạn thảo đối với mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được nêu cụ thể bên trên:

– Ở phần quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu) các chủ thể sẽ điền tên dự án, tên gói thầu.

– Tại mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải đưa ra các căn cứ pháp lý để lập quyết định lựa chọn nhà thầu, các căn cứ sẽ phải có Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

– Tại Điều 1 mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, phê duyệt chỉ định gói thầu (tên gói thầu, dự án).

+ Chủ thể lập biên bản cần điền thông tin đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu (trúng thầu).

+ Giá trị gói thầu ghi bằng số và bằng chữ.

+ Những quyết định về phương thức thực hiện hợp đồng và thời gian thực hiện gói thầu.

– Tại Điều 2 mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị trúng thầu hoàn thành các thủ tục, hoàn thiện và ký hợp đồng và triển khai bảo hiểm đúng tiến độ và thanh toán theo quy định.

– Điều 3 mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, liệt kê các đơn vị, các phòng có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định.

Lưu ý khi soạn mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

– Về mặt hình thức: Cần sử dụng đúng căn cứ pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Phải sử dụng đúng căn cứ pháp lý và còn có hiệu lực pháp luật khi soạn thảo mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Nội dung của báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu phải có đầy đủ các thông tin về gói thầu, quá trình thẩm định.

– Phải lưu ý về các lỗi chính tả khi thực hiện soạn thảo mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

5. Quy định về việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:

Căn cứ pháp lý: Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định nội dung cụ thể như sau:

“Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.”

Bên cạnh đó thì việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cũng sẽ cần phải căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định cụ thể về nguyên tắc thẩm định; hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt; Nội dung thẩm định; Nội dung báo cáo thẩm định.

Việc thực hiện thẩm định đưa ra kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được dựa theo các nguyên tắc cụ thể được nêu sau đây: Kết quả đánh giá hồ sơ dự tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm và kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt; Trường hợp nhà thầu sử dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Sẽ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Nhà thầu sử dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. Sẽ không thẩm định ở giai đoạn một mà thẩm định trong giai đoạn 2; Nhà thầu sử dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.

Giai đoạn 1 thực hiện thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Thẩm định trong giai đoạn 2 sẽ được thực hiện giống như trường hợp chủ thể là nhà thầu sử dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; Không thực hiện thẩm định danh sách xếp hạng chủ thể là nhà thầu trước khi phê duyệt. Chủ thể là nhà thầu được xếp hạng trên cơ sở đề nghị của chủ thể là bên mời thầu; Đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên trước khi ký vào báo cáo thẩm định.

Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được đánh giá chính là một thủ tục vô cùng quan trọng, việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới hoạt động đấu thầu nói chung, hoạt động lựa chọn nhà thầu nói riêng. Cũng do vậy, pháp luật về đấu thầu được ban hành vẫn luôn dành sự quan tâm nhất định tới việc quy định về thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

6. Vai trò của hoạt động đấu thầu:

Điểm d Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có nội dung cụ thể như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Hoạt động đấu thầu có những vai trò quan trọng. Hoạt động đấu thầu nhằm mục đích để có thể thể hiện tính cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các ứng viên khi tham gia hoạt động đấu thầu. Hoạt động đấu thầu sẽ giúp chủ thể là bên mời thầu có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất đảm bảo cho việc hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư dự án.

Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với chủ dự án:

Việc tổ chức đấu thầu mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các đối tượng là các chủ dự án, thực hiện có hiệu quả về yêu cầu chất lượng của dự án, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư dự án cơ bản, đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình.

Thông qua việc đấu thầu giúp chủ dự án tăng cường quản lý vốn đầu tư, giảm thiểu tối đa việc lãng phí thất thoát trong khi thi công công trình. Cho phép chủ đầu tư nâng cao trình độ năng lực đội ngũ các bộ kỹ thuật của chính các chủ dự án.

Vai trò của hoạt động đấu thầu đối với nhà thầu:

Việc các chủ thể tham gia các cuộc đấu thầu dự án sẽ giúp cho các chủ thể là nhà thầu ngày các hoàn thiện hơn ở các phương diện để nhằm từ đó sẽ có thể đáp ứng yêu cầu của dự án, tiến tới mục tiêu là thắng thầu. Khi việc đấu thầu được diễn ra bắt buộc thì các chủ thể là những nhà thầu sẽ phải cạnh tranh nhau.

Đây cũng là một cơ hội để giúp các chủ thể là nhà thầu có thể nâng cao năng lực của mình, nâng cao công nghệ kỹ thuật từ đó nâng cao năng lực của nhà thầu trong việc tham gia đấu thầu các dự án.

Vai trò của hoạt động đấu thầu với kinh tế đất nước:

Việc tổ chức đấu thầu về cơ bản sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và đối với toàn nền kinh tế nói chung. Việc tổ chức đấu thầu cũng sẽ giúp tạo ra môi truờng cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng cũng như sẽ tạo nên động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Tệp đính kèm: Tài liệu.rar

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈