Download Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động
Mật khẩu : Cuối bài viết
I. TỔNG QUAN VỀ BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG:
1. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:
– Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.
– Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công
– Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công
– Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công
– Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người
– Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công
– Trang bị các bình chữa cháy
– Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.
2. Công tác vệ sinh môi trường:
– Công tác này được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.
– Công việc phải được tiến hành làm đâu, gọn đấy, vật tư, vật liệu, dụng cụ thi công phải ngăn nắp có kho chứa, không để bừa bãi trên công trường khó quản lý.
3. Biện pháp an ninh trật tự:
– Để đảm bảo tốt cho công việc này, việc tuyển chọn nhân lực trên công trường đều phải sử dụng công nhân đã qua quá trình chọn lựa chọn kỹ càng.
– Lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia trên công trường được sự xác nhận của cơ quan chủ quản và phải đăng ký tạm trú với công an địa phương. Trong quá trình thi công phải chấp hành đúng các qui định của địa phương và cơ quan nhà nước.
– Cùng tham gia và phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự công cộng trong quá trình thi công.
– Nghiêm cấm tổ chức cờ bạc, rượu chè, gây gỗ, đánh nhau trên công trường
– Chấp hành đúng nội qui công trường
– Không được ăn ở nấu nướng trên công trường
– Hằng ngày kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào công trường.
4. Phối hợp với nhà thầu khác:
– Trong quá trình thi công, việc phối hợp với các đơn vị thi công các hạng mục khác, các bộ phận chức năng của Chủ đầu tư có liên quan là hết sức quan trọng góp phần đảm bảo tiến độ, an toàn cũng như chất lượng cho toàn bộ các hạng mục của công trình.
– Trong quá trình thi công nếu các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trong công trình thì tất cả các đơn vị phải tổ chức các buổi hợp cùng chủ đầu tư để có các biện pháp phối hợp nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thi công của nhau, các bên phải có cam kết rang buộc với nhau như sau:
+ Không cố ý gây hại đến phần việc do đơn vị khác thi công
+ Giáo dục cán bộ, công nhân tham gia thi công trong công trình không được gây rối, true chọc nhau gây mất trật tự
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trên cùng một mặt bằng, đảm bảo tiến độ chung cho tất cả các bên
+ Nếu bất kỳ đơn vị nào cố ý hay vô tình làm hư hại ảnh hưởng đến vật chất, chất lượng, tiến độ …của bên khác phải cùng bàn bạc và có biện pháp đền bù thỏa đáng
+ Có thông báo với chủ đầu tư và các đơn vị khác thời gian dự định thi công các khu vực liên quan đến các đơn vị khác hoặc các bộ phận liên quan của Chủ đầu tư để bàn biện pháp phối hợp tránh tình trạng thi công chồng chéo.
+ Đảm bảo vệ sinh chung. Ngoài việc dọn dẹp vệ sinh hằng ngày, sau mỗi ca thi công thì hàng tuần các đơn vị phải kết hợp dọn vệ sinh tổng thể tại toàn bộ khu vực thi công.
+ Trong quá trình thi công phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng có liên quan như tổ điện, tổ bảo vệ… để đảm bảo việc thi công được thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn trong công trình.
5. An toàn khi thi công:
a. Tổng quan:
– Các qui định an toàn phải được áp dụng cho toàn bộ kỹ sư giám sát và công nhân thi công trên công trường như dưới đây:
+ Đảm bảo tất cả các trang thiết bị an toàn lao động phải được cung cấp trước khi bắt đầu thi công như mũ bảo hộ, ủng, găng tay, kính…
+ Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho người phải được mặc, đeo đúng cách.
+ Các dụng cụ, máy móc thi công phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn trước khi đưa vào sử dụng
+ Đảm bảo trên công trường phải đầy đủ các thiết bị thi công an toàn như: dàn giáo, cẩu trục, pa -lăng…
+ Các thiết bị thi công như máy hàn điện, cẩu, máy cắt kim loại, xe đẩy, bình gió đá, máy mài… và các dụng cụ cầm tay như máy cắt tay, máy mài tay… cho công nhân cơ điện trước khi đưa đến công trình thi công phải được kiểm tra độ chính xác, độ an toàn cho người sử dụng. Tránh trường hợp gây tai nạn trong quá trình thi công.
+ Tại các vị trí thăng chốt phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, các bình cứu hỏa, các dụng cụ bảo vệ kịp thời khi có sự cố cháy nổ
+ Cần phải có tủ thuốc theo tiêu chuẩn qui định (loại A, B hay C tùy theo số người hay theo khu vực làm việc). Phải có các bản hướng dẫn sơ cấp cứu khi bị chảy máu, điện giật, say nắng, say nóng, ngất xỉu, ngộ độc, ngã cao, gãy tay chân…treo bên cạnh tủ thuốc.
+ Rào chắn, lưới bảo vệ, băng cảnh báo an toàn phải được sử dụng trên công trường.
+ Các bình chữa cháy phải được đưa tới các vị trí có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
+ Thang và lối thoát hiểm phải thông thoáng để đề phòng trong các tình huống khẩn cấp.
+ Phải đảm bảo đủ ánh sang khi làm việc đêm
+ Vị trí làm việc phải được dọn sạch sẽ loại bỏ hết rác rưởi và các vật dụng nguy hiểm
+ Tất cả công nhân và cán bộ phải được học qua khóa huấn luyện ATLĐ
+ Phải có bộ phận phụ trách an toàn lao động và có nhật ký ATLĐ
b. Các công việc với máy hàn và hàn nhiệt:
– Công nhân thực hiện phải được trang trí bằng kính, găng tay, mũ…
– Các bình chữa cháy phải luôn được đặt cạnh nơi làm việc
– Máy hàn phải được kiểm tra cẩn thận trước khi làm việc
c. Làm việc trên cao:
– Các công nhân phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao lớn hơn 2 cm
– Giáo thi công phải có đủ mâm, giằng giáo và được lắp đúng cách
– Phải có thang chữ A để sử dụng trong các vị trí phù hợp
d. Biện pháp đảm bảo an toàn PCCC:
– Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ nổ
– Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, sinh lửa, sinh nhiệt.
– Hàng hóa trong kho phải sắp xếp theo đúng qui định an toàn.
– Lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện.
e. Biện pháp an toàn hệ thống điện:
– Có đủ thiết bị bảo vệ chống quá tải, ngắn mạch, sự cố rò điện
– Cấm sử dụng điện bằng cách đấu dây pha của một nguồn và dây trung tính của nguồn khác vào thiết bị.
II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:
1.Về mặt quản lý mặt bằng thi công:
Từng bước triển khai thi công, các đơn vị phải lập thiết kế mặt bằng tổ chức thi công theo từng giai đoạn thi công trình với ban điều hành thi công, các bộ phận liên quan. Mặt bằng tổ chức thi công phải được thể hiện cụ thể: Vị trí các tuyến đường thi coongphuf hợp với tổng mặt bằng thi công công trình, các biện pháp khi che chắn vật rơi khu vực mép ngoài công trình và tiếp giáp với công trình liền kề khu vực sáp xếp nguyên vật liệu, phê liệu, hệ thống điện chiếu sáng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt…
2. Về quản lý lao động:
Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo luật qui định như:
Qui định về tuổi công nhân không dưới 18 tuổi, giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe, được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu về ATLĐ, được trang bị phòng hộ cá nhân.
Công nhân ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng theo đúng thủ tục qui định của Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002. Có nội quy ăn ở cho công nhân và đăng ký tạm trú với cơ quan công an ở địa phương.
3. Về biện pháp quản lý kỹ thuật thi công An toàn (BPKTTC AT):
Tất cả các công việc thi công đều phải được các đơn vị lập và duyệt biện pháp kỹ thuât thi công an toàn.
Đối với những biện pháp thi công quan trọng, phức tạp đều phải lập biện pháp và trình ban điều hành dự án cấp có quyền phê duyệt trước khi thi công
Ban chỉ đạo an toàn lao động có quyền kiến nghị, đình chỉ ngừng ngay thi công nếu: Thi công không có biện pháp hoặc thực hiện trái các biện pháp được duyệt.
Ban chỉ đạo an toàn lao động có quyền đình chỉ ngay thi công khi phát hiện có nguy cơ xảy ra TNLĐ và cảnh báo ngay với Ban điều hành dự án để có biện pháp xử lý.
4. An toàn sử dụng điện và thiết bị thi công:
Có sơ đồ hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng cho tổng khu vực thi công phù hợp với tổng mặt bằng bố trí điện trên công trường. Đảm bảo ánh sáng đầy đủ chỗ làm việc và trên tuyến đường thi công và ban đêm. Các dây điện cao 5m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện nếu treo ở độ cao dưới 2,5 m kể từ mặt nền phải dung dây cáp bọc cao su, các đường cáp chon ngầm phải đi trong ống bảo vệ.
Khi lắp đặt sử dụng và sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường ngoài những qui định bắt buộc trong kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 4036: 1985
Khu vực máy trộn phía trên được làm mái che an toàn cho người vận hành, các máy có bảng nội quy vận hành máy, có biển cáo, biển cấm và hàng rào phân cách khu vực nguy hiểm.
Có qui trình vận hành an toàn cẩu tháp được duyệt (chế độ kiểm tra các thiết bị an toàn, vùng nguy hiểm khi cẩu đang mang tải, các biện pháp móc cẩu, vận chuyển, lắp dựng sắt xây dựng…)
5. Tham gia giao thông:
Các xe giao thông trong công trường phải được tuyệt đối chấp hành theo chỉ dẫn chung trên công trường và tốc độ cho phép.
Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường, phải được che đậy kỹ, thùng xe phải kín, tránh rơi vãi bùn đất, các chất bẩn ra đường nội bộ công trường cũng như đường bố và hệ thống đường giao thông công cộng.
II. CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN :
1. Lập bản qui trình thi công an toàn chung cho toàn công trình, đăng ký với Sở Lao động – Thương binh Xã hội tại địa phương.
2. Tất cả đội ngũ thi công công trường gồm Ban chỉ huy công trình và công nhân trực tiếp thi cồng đều phải được huấn luyện kỹ lưỡng về các biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ do Sở Lao động Thương binh và Xã Hội trực tiếp huấn luyện và cấp giấy phép.
3. Lập các bản qui trình an toàn cho từng phần việc khác, phổ biến đến từng công nhân trước khi thực hiện công việc.
4. Lập các bản cam kết an toàn lao động cho số công nhân tạm tuyển, các nhà thầu phụ hay các người nhận khoán việc.
5. Gởi hồ sơ huấn luyện về công ty để được cấp thẻ an toàn, ghi số vào thẻ và sổ lưu (cần ảnh 3×4)
6. Đội ngũ thi công trực tiếp phải được thẩm tra kỹ càng về qui trình, qui phạm, về các thao tác an toàn trong suốt quá trình thi công.
7. Ban chỉ huy công trường phải thường cuyên đôn đốc, nhắc nhở bộ phận thi công về công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cũng như vấn đề vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công.
8. Khi có tai nạn xảy ra, cần phải tổ chức sơ cấp cứu kịp thời trước khi chuyển đến cơ quan y tế cứu chữa. Nếu tai nạn gây tổn thương nặng hay làm chết người thì phải cấp báo cho Công ty ngay, đồng thời báo cho Công an, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương, Sở y tế địa phương.
9. Tổ chức mua bảo hiểm lao động thời hạn 1 năm cho cán bộ, công nhân để tránh những khó khăn phức tạp khi có tai nạn xảy ra.
10. Tất cả các tai nạn dù nhẹ hay nặng phải được lập biên bản điều tra cụ thể báo FAX về Công ty
11. Lập hồ sơ lưu và cấp trang bị bảo hộ lao động cho từng công nhân, cán bộ công trình. Kiểm tra việc sử dụng, phải kiên quyết trong việc buộc công nhân, cán bộ sử dụng hằng ngày. Sau công trình, cần kiểm tra lại trang bị BHLĐ và có biện pháp bảo quản để không phải trang bị lại cho công nhân lần nữa khi thời hạn sử dụng chưa hết
12. Ban chỉ huy công trình phải thường xuyên và trực tiếp giữ liên lạc với Ban quản lý dự án, với các cơ quan chức năng trong suốt quá trình thi công.
13. Tại công trường phải có kho chứa vật tư thiết bị gọn gàng và đảm bảo không để mất mát.
– Phải có kho chứa các loại vật tư dễ gấy ra cháy nổ và phải có biển báo.
– Vận chuyển gió đá và ga bằng xe đẩy chuyên dụng, đầu chai phải hướng lên trên và phải có nắp chụp van an toàn. Chỉ được phép giao việc cho người có trách nhiệm và bật thợ tương ứng sử dụng các phương tiện tương ứng trong quá trình thi công, lắp đặt, sửa chữa.
– Hàng ngày sau khi hết giờ làm việc các bộ phận phải tổ chức vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị thi công về đúng nơi qui định.
– Cử người trực tại công trường 24/24 để kịp thời xử lý kịp thời các tình huấn cháy, nổ xảy ra.
IV.CÁC CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC, THƯỞNG PHẠT:
Ban kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng cháy nổ, an toàn lao động có kế hoạch thường xuyên và đột xuất kiểm tra trên toàn bộ công trường. Ban kiểm tra có quyền đề xuất, nhắc nhở Bộ phận chỉ huy thi công về việc thực hiện các kế hoạch đề ra.
1. Ban kiểm tra có quyền đề xuất với Ban quản lý dự án về việc tiếp tục hoặc đình chỉ thi công nếu nhận thấy các biện pháp an toàn lao động không được đáp ứng.
2. Định kỳ có chính sách thưởng phạt cụ thể đối từng bộ phận thi công thực hiện tốt hoặc thực hiện không tốt các qui định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Căn cứ vào báo cáo của trưởng ban công trình với bản chấm điểm thi đua của ban bảo hộ lao động công ty kiểm tra trực tiếp tại công trình.
Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈