BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP ĐẶT
- CÁC PHẦN VIỆC CỦA NHÀ THẦU
- Khảo sát, thiết lập bản vẽ hố thang trên cơ sở kích thước thực tế của công trình.
- Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp, giám sát việc xây dựng, cải tạo hố thang cho phù hợp với bản vẽ kỹ thuật.
- Đặt hàng với hãng sản xuất thang máy theo các thông số kỹ thuật được hai bên thống nhất trong Hợp đồng kinh tế và các văn bản liên quan khác (nếu có)
- Nhận hàng, vận chuyển thiết bị về công trình.
- Lắp đặt, hiệu chỉnh, vận hành thang máy theo đúng các biện pháp thi công đã được phê duyệt
- Tổ chức, kiểm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn sử dụng thang máy.
- Hướng dẫn đào tạo chuyển giao công nghệ, bàn giao thang máy cho chủ đầu tư.
- Bảo hành miễn phí trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao.
- Hỗ trợ qua điện thoại 24/24h tất cả các ngày trong tuần trong suốt quá trình sử dụng thang máy
- CÁC PHẦN VIỆC CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
- Bố trí kho chứa tại công trình khi thiết bị thang máy máy được vận chuyển về công trình.
- Xây dựng chèn trát, hoàn thiện cửa tầng sau khi việc lắp đặt hoàn tất.
- Cung cấp nguồn điện thi công, lắp đặt thang máy.
- Thanh toán tiền cho bên B đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết.
- Xây dựng phòng máy theo dúng yêu cầu :
>>> Xem thêm: Báo giá thang máy
+ Lắp đặt cửa đi (Có khóa), các cửa thông gió để đảm bảo nhiệt độ phòng máy < 400C, độ ẩm trung bình hàng tháng < 90% và hàng ngày <95%, hệ thống chiếu sáng tự nhiên và đèn cho phòng máy.
+ Nóc phòng máy phải được chống thấm và có các đà, móc treo theo tải trọng yêu cầu.
+ Bố trí lối đi và cầu thang an toàn lên phòng máy
+ Cung cấp điện nguồn 03 pha, 04 dây theo công suất yêu cầu ( Tùy theo tải trọng của thang) đến 01 CB trong phòng máy, tiếp địa, 01 atomat tại vị trí đặt tủ điện.
BIỆN PHÁP THI CÔNG, QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THANG MÁY
I. Nội quy an toàn trong thi công
- Nội quy trong công trường
1 – Giờ làm việc: Từ 6 h 00 đến 22 h 00 hàng ngày.
2 – Trong giờ làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn , tiến độ thi công, giảm tiếng ồn tới mức tối đa cũng như các yêu cầu chống bụi bẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, các hoạt động bình thường khác của khu vực thi công và các khu vực lân cận, sử dụng các máy móc thiết bị giảm thanh phù hợp để đảm bảo mức độ tiếng ồn do việc tiếng hành công tác thi công gây ra không vượt mức cho phép.
3 – Phải có ý thức bảo vệ tài sản của công ty và các thiết bị được lắp đặt tại công trường.
4 – Tuyệt đối tuân thủ các Quy định an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
- An toàn trong thi công
1 – Khu vực thi công phải được bố trí đầy đủ ánh sáng trong quá trình thi công.
2 – Tuyện đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ, quần áo giầy bảo hộ, dây an toàn, trong quá trình thi công.
3 – Các thao tác trong quá trình thi công phải phục hiện đúng về tiêu chuẩn như hàn điện, kéo các vật nặng,lắp đặt điện…
4 – Tuyệt đối an toàn tại công trình làm việc.
5 – Trong quá trình thi công các tổ trưởng phải kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.
II . Tập kết vật tư thiết bị
- Tất cả vật tư, thiết bị phải được sắp xếp vào vị trí thi công và kho một cách khoa học gọn gàng, để dễ kiểm tra.
- Kiểm tra danh mục thiết bị theo Packing list.
- Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề và vật tư thi công.
III . Chuẩn bị thi công
- Cần phải thu thập thông tin và kiểm tra về các vấn đề sau:
- Kích thước thực tế của hố thang, kiểm tra lại và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật.
- Kiểm tra các chướng ngại vật trong mặt bằng thi công, hố thang, các mặt sàn trên và sàn dưới, cầu thang lên xuống, các lan can an toàn của mặt sàn các tầng vv.
- Phòng máy, đường lên phòng máy, tình trạng an toàn của phòng máy, các cửa sổ, các cửa ra vào vv. Tình trạng và vị trí móc treo Palang, lỗ chứa máy kéo, các kích thước về độ cao giầm chịu lực vv.
- Hố Pít có nước hay không, đã chống thấm hay chưa, kích thước thực tế và theo bản vẽ.
- Vị trí nguồn điện thi công và cung cấp cho thang máy.
- Quy trình thực hiện lắp đặt
1 – Chuẩn bị
- Kiểm tra các cửa tầng dọn dẹp các chướng ngại vật trước các cửa tầng, che chắn tại các vị trí cần thiết.
- Chuyển các dụng cụ, thiết bị vào đúng vị trí thi công (Palan, Tifor, máy hàn,…)
- Chuẩn bị các nguồn điện thi công:
+ Vị trí nguồn điện.
+ Công suất nguồn điện.
+ Nối điện vào máy hàn và các dụng cụ cần thiết khác.
- Thắp sáng khu vực thi công.
- Lắp đặt sàn thi công, kiểm tra cáp nối và đưa vào đúng vị trí. Sàn thi công được làm với kích thước tùy thuộc theo giếng thang.
- Thả các dây cáp an toàn dọc theo giếng thang.
- Lắp đặt Palang vào vị trí cần thiết.
2 – Định vị chuẩn
- Dùng giàn giáo thao tác để thực hiện công tác đóng giàn chuẩn trên.
- Đóng các giàn chuẩn trên và chuẩn dưới theo đúng kính thước, vị trí của bản vẽ kỹ thuật.
- Thả rọi để lấy thông số chuẩn theo thực tế.
- Tính toán để thả dọi định vị các vị trí theo kích thước chuẩn.
- Định vị toàn bộ các điểm chuẩn của giàn chuẩn trên và dưới.
- Lắp đặt phần giá đỡ ray dẫn hướng
- Dùng giàn thao tác để thi công phần lắp đặt giá đỡ và dựng ray dẫn hướng
- Dựa theo các dây dọi định vị để gắn các Brackets đỡ ray dẫn hướng vào các giầm trên vách giếng thang theo đúng khẩu độ cho phép.
4- Lắp đặt ray dẫn hướng
- Đưa toàn bộ ray dẫn hướng buồng thang và đối trọng vào giếng thang, chú ý các đầu nối âm dương.
- Liên kết các thanh ray dọc theo chiều dài của giếng thang (Dựng ray), dựng từng cây một, lưu ý phần an toàn trong khi kéo bằng Palang hoặc ròng rọc, gá tạm thời các ray đã dựng vào giá đỡ.
- Căn chỉnh và định vị theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất dựa vào các dây dọi định vị dọc giếng thang. Chú ý các vị trí nối ray.
5- Lắp đặt cụm động cơ máy kéo
- Lắt đặt giầm đỡ cụm máy kéo vào vị trí, chú ý các đầu gối vào giầm bê tiing tối thiểu >12 mm. Kiểm tra lại trước khi định vị hai đầu.
- Đưa cụm máy kéo vào vị trí.
- Căn chỉnh vị trí theo bản vẽ và theo kích thước tiêu chuẩn. Định vị cụm giàn đỡ máy kéo.
6- Lắp đặt khung đối trọng và khung buồng thang
- Đưa khung đối trọng vào vị trí, lắp bộ phận dẫn hướng đối trọng, căn chỉnh theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
- Đưa khung chịu lực của buồng thang vào vị trí, lắp bộ dẫn hướng buồng thang, căn chỉnh tạm thời.
- Lắp sàn buồng thang vào vị trí.
- Lắp đặt bộ phanh bảo hiểm trên phòng máy và liên kết với khung buồng thang bằng cáp.
- Căn chỉnh độ thăng bằng của sàn theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất. Kiểm tra lại toàn bộ trước khi định vị sàn.
- Kéo sàn buồng thang lên tầng trên cùng
7- Lắp cáp tải
- Kiểm tra độ dài hành trình theo bản vẽ và theo thực tế để cắt cáp theo đúng tiêu chuẩn.
- Liên kết cáp và đầu nối bằng chì nung nóng chảy, các tổ trưởng lưu ý kiểm tra kỹ các đầu nối, sau khi đổ chì song phải nhìn thấy đầu cáp để kiểm tra.
- Đưa cáp tải vào vị trí, định vị hai đầu cáp trên khung đối trọng và trên khung buồng thang. Căn chỉnh đều độ tăng của các sợi cáp, chú ý khi căn chỉnh đầu cáp phía khung buồng thang để bộ giám sát tải có sự đồng đều trên tất cả các sợi cáp.
- Kiểm tra lại độ bám của phanh bảo hiểm.
8- Lắp đặt của tầng.
- Dùng sàn buồng thang thay giàn thao tác để thi công.
- Lắp đặt phần cửa tầng theo thứ tự từ tầng trên cùng xuống. Lưu ý khi lắp phải có cốt nền chính xác của toà nhà.
- Lắp bộc cửa tầng trước, sau đó lắp đầu cửa, dựng khung cửa định vị theo đúng kích thước tiêu chuẩn, lắp bộ cánh cửa. Căn chỉnh toàn bộ theo các thông số của nhà sản xuất.
- Sau khi đã lắp đặt xong phần cửa tầng, dùng báo hoặc giấy bọc lại toàn bộ cửa để không bị trầy xước trong quá trình xây dựng.
9- Lắp vách buồng thang.
- Kiểm tra và căn chỉnh lại sàn buồng thang, căn chỉnh lại bộ phận dẫn hướng buồng thang. Lưu ý trước khi lắp vách kiểm tra lại các công tắc điện dưới đáy buồng thang.
- Lắp từng vách theo đúng trình tự, căn chỉnh toàn bộ buồng thang.
- Lắp cửa buồng thang, lắp bộ truyền cửa.
- Căn bộ truyền cửa.
- Lắp đặt các bộ phận hố Pit.
10- Kiểm tra toàn bộ các phần việc đã lắp đặt, vệ sinh công nghiệp.
- Làm các công tác nghiệm thu lắp đặt nội bộ và với khách hàng nếu có yêu cầu từ chủ đầu tư.
11- Lắp đặt phần điện.
- Lắp đặt phần điện trên phòng máy.(Phần việc này có thể tiến hành trước ngay sau khi lắp đặt cụm máy kéo).
- Kiểm tra tủ điện và động cơ, kiểm tra hệ thống nguồn cung cấp, vận hành tốc độ chậm trên phòng máy.
- Thi công trên hệ thống dây cửa tầng và dây dọc hố, dây chạy theo buồng thang (Driver Cable).
- Thi công phần điện trên nóc và trong buồng thang.
- Lắp đặt và căn chỉnh cảm biến vị trí đếm và dừng tầng.
- Lắp đặt và căn chỉnh hệ thống giới hạn.
- Vệ sinh công nghiệp.
12- Hiệu chỉnh
Kiểm tra lại toàn bộ các vị trí lắp đặt đã đúng vị trí, điện đã đấu đúng vào tủ điện và các phần tín hiệu điều khiển bắt đầu cho đấu tín hiệu nguồn. Chạy thang ở chế độ kiểm tra, chạy thang ở chế độ làm việc bình thường hiệu chỉnh cửa mở, bằng tầng…cả hai chiều lên xuống, hiệu chỉnh tất cả hoạt động của thang đảm bảo chạy êm, hoạt động tốt.
13- Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra lại toàn bộ công tác lắp đặt.
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp.
- Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận truyền động cơ khí.
- Kiểm tra bộ phận bôi trơn ray dẫn hướng.
- Kiểm tra lại toàn bộ các thông số về phần cơ khí.
- Kiểm tra các bộ phận điện, thông số theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Kiểm tra nguồn phần điện, mạch điện chính và mạch an toàn.
- Vận hành thang với tốc độ cao ở chế độ nhân công và tự động.
- Vận hành các chế độ mở rộng nếu có.
- Vệ sinh công nghiệp, làm các công tác nghiệm thu kỹ thuật nội bộ, xúc tiến công tác hồ sơ để kiểm định an toàn.
14- Các công việc hoàn thiện.
- Vệ sinh toàn bộ thang máy và các vị trí liên quan.
- Tiến hành công việc kiểm định theo quy định của Nhà nước do trung tâm kiểm định KTAT thực hiện.
- Chuẩn bị cho nghiệm thu:
+ Hoàn thiện hồ sơ lý lịch thang.
+Sẵn sàng cho thang máy hoạt động
+ Chuẩn bị tải và đảm bảo cho các điều kiện để nghiệm thu
- Các thông số kỹ thuật sẽ được kiểm tra nghiệm thu:
+ Tải trọng của thang máy đúng với hồ sơ đề xuất
+ Tốc độ của cabin thang máy đúng với hồ sơ đề xuất
+ Độ chính xác của dừng thang ở các cửa tầng
+ Kích thước cabin phù hợp với hồ sơ đề xuất
- Khi nghiệm thu thang máy, sẽ tiến hành các bước thử nghiệm chứng tỏ thang máy đủ điều kiện vận hành an toàn như sau:
+ Quan sát kiểm tra thang
+ Thử không tải
+ Thử tải động
+ Kiểm tra quan sát tình trạng của máy, tủ điều khiển các thiết bị an toàn gồm:
Bộ dẫn động hoạt động tốt
Các thiết bị an toàn hoạt động tốt
Bộ điều khiển, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu hoạt động tốt
Phần bao che giếng thang bên xây dựng đã hoàn thành
Cabin, đối trọng, cửa tầng hoạt động tốt, các thông số kỹ thuật phù hợp với hồ sơ chào hàng
Cáp căng các khóa cáp đã được kẹp chặt đủ điều kiện an toàn
Bảo vệ điện tốt
Độ cách điện của các thiết bị điện và dây điện tốt
Ngoài ra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy như nhãn mác thang máy… đúng với hồ sơ chào hàng
+ Kiểm tra khi thử không tải các bộ phận sau:
Bộ dẫn động, dẫn hướng ray cabin, đối trọng làm việc tốt, máy không chảy dầu, phanh hoạt động tốt.
+ Thử tải tĩnh ở tầng 1 trong thời gian 10 phút với mức tải vượt 200% tải thực tế của thang. Đảm bảo độ bền, độ tin cậy của các chi tiết của bộ dẫn động, độ bền của cáp, khóa treo cáp thực sự an toàn, phanh tốt, cáp không trượt trên buly dẫn, cabin có độ bền tốt vượt tải trọng quy định 200%, khung đối trọng tốt.
+ Thử tải động bằng 110% tải thực tế của thang đảm bảo độ tin cậy của thang khi tải trọng vượt 110% tải thực tế phanh hãm làm việc tốt, bộ hạn chế tốc độ, giảm chấn hoạt động tốt.
+ Kiểm tra độ rung, lắc, ồn bằng máy đo độ rung, lắc, độ ồn của thang máy trước khi bàn giao cho Chủ đầu tư.
- Bàn giao cho chủ đầu tư.
Kết luận
Trên đây là Biện pháp thi công lắp đặt Thang máy để các bạn tham khảo các bạn có thể tìm hiểu thêm nội dung sau các bài viết dưới sau đây.
Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com
- Thang máy là gì ? Các loại thang máy và thương hiệu thông dụng hiện nay ?
- Báo giá thang máy
- [File Cad] Bản vẽ thang máy
- Tiêu chuẩn thiết kế thang máy
- Top 16 công ty cung cấp và lắp đặt thang máy uy tín tại Việt Nam
- Thuyết minh biện pháp thi công thang máy
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng cơ khí azhome group
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈