Việc thiết kế thi công ngày càng tăng giá, nên rất nhiều đơn vị muốn tham khảo dự toán nội thất văn phòng trước khi quyết định.
Cùng nội thất Azhome xem cách lên dự toán nội thất cùng mẫu dự toán nội thất văn phòng của chúng tôi!
Download Mẫu dự toán nội thất văn phòng
Mật khẩu : Cuối bài viết
Trước khi ký kết hợp đồng thì việc yêu cầu đơn vị nội thất đưa ra bản dự toán nội thất là bước được đặt lên hàng đầu.
Bởi đây chính là bước quyết định đến số tiền đầu tư mà bạn cần bỏ ra cho nội thất căn nhà bạn.
Vậy để có được bản dự toán nội thất hoàn chỉnh, bạn cần tính toán kỹ lưỡng các hạng mục cần thiết, nhằm giảm chi phí xuống mức thấp nhất.
– Khi làm dự toán nội thất văn phòng bạn cần:
- Lập dự toán ngân sách cho các hạng mục trong danh sách yêu cầu thi công và sản xuất
- Tính toán vật tư cho quá trình sản xuất
- Triển khai bản vẽ sản xuất, hướng dẫn công nhân thực hiện đúng theo bản vẽ đã triển khai
- Chủ động liên hệ với khách hàng và các bộ phận liên quan.
- Luôn cập nhật những thay đổi trong dự án
- Theo dõi và báo báo tình huống sản xuất
- Báo cáo tiến độ lập ngân sách, tiến độ thi công, lắp đặt.
- Lưu trữ và update hồ sơ dự án theo quy định
Những điều cần lưu ý khi lên dự toán nội thất
Trước khi lên dự toán, bạn phải nắm được các thông tin quan trọng sau đây:
Tổng kinh phí
Khi bắt đầu hợp tác với đơn vị thiết kế, việc đầu tiên là bạn phải nêu ý tưởng và mong muốn của mình.
Sau đó là phần tài chính dự trù bạn có thể bỏ ra cho công trình để tránh tình trạng thiết kế vượt quá khả năng chi trả.
Hai bên cần thống nhất với nhau về giá thành của các hạng mục trong bảng dự toán cũng như các chi phí phát sinh.
Chế độ bảo hành cho khách hàng
Sau khi hoàn thành xong và bàn giao sẽ gặp không ít sự cố phát sinh vô tình có thể xảy ra.
Bạn cần đặc biệt chú ý đến thời gian bảo hành của từng hạng mục và từng sản phẩm trong căn nhà của bạn.
Ngoài ra, các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ hầu hết đều được bảo hành tối thiểu 1 năm, bạn nên đọc kỹ để chú ý quyền lợi của mình.
Đơn vị thi công
Đơn vị thi công càng chuyên nghiệp thì nội thất lên càng bền và đẹp. Hãy chọn kỹ đơn vị thi công phù hợp.
Kiểm tra sau khi hoàn thiện
– Bạn nên kiểm tra lại chất lượng các công trình, nội thất đã được lắp đặt đúng quy trình hay chưa, có bị lỗi hoặc hỏng hóc hay không?
Nếu có phải báo ngay để tránh quá hạn bảo hành bạn sẽ phải thuê đơn vị khác thi công lại.
Các yếu tố quyết định chi phí nội thất văn phòng
Chi phí thi công nội thất văn phòng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố
Trong đó bao gồm: chất liệu, phong cách, diện tích, tình trạng hiện tại của văn phòng, kích cỡ nội thất và cả sản phẩm nội thất.
Chính vì thế việc lập dự toán cho không gian văn phòng là rất cần thiết để tiết kiệm diện tích, tránh các khoản chi phí phát sinh.
Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến chi phí thi công nội thất văn phòng từ dưới 100m2.
Bao gồm: 2 phòng lãnh đạo, phòng hành chính, kế toán 3 – 4 người, phòng họp 5 – 10 người, phòng làm việc 15 nhân viên.
- Phòng làm việc dành cho giám đốc
Nội thất văn phòng giám đốc gồm: Bàn làm việc giám đốc, ghế giám đốc, tủ tài liệu.
Ngoài ra có thể bố trí thêm bộ sofa kết hợp bàn trà tiếp khách đến ký kết hợp đồng hay đàm phán đầu tư.
Diện tích không gian dành cho giám đốc thường dao động từ 20-25m2.
- Nội thất phòng họp
Phòng họp chỉ dành cho các quản lý phòng làm việc từ 5-7 người nên diện tích chỉ từ 10-15m2.
Nội thất sử dụng trong phòng họp gồm ghế ngồi, bàn họp, máy chiếu, và một chiếc tủ tài liệu.
- Khu vực làm việc dành cho nhân viên
Khu vực này gồm bàn làm việc, ghế văn phòng, vách ngăn.
Hầu như nội thất sử dụng cho không gian phòng của nhân viên đều làm từ gỗ công nghiệp nên mức giá thấp hơn.
ự toán nội thất văn phòng 110m2
– Thiết kế nội thất: Bao gồm khảo sát mặt bằng dự án; bố trí thiết kế mặt bằng 2D, 3D;
Dự toán sơ bộ và tham khảo: Đơn giá 160 – 200.000đ/m2 (12 triệu – 16 triệu cho 80 – 100m2)
– Thiết kế nội thất + giám sát tác giả: Đơn giá 210 – 240.000đ/m2 (16 triệu – 21 triệu cho 80 – 100m2)
– Thiết kế nội thất + giám sát tác giả + thi công: Tính 50% phí thiết kế nội thất.
– Ngân sách cho các sản phẩm nội thất văn phòng dưới 100m2:
+ Sàn văn phòng/gạch lát phòng: 20 – 22 triệu
+ Sơn tường: 20 – 30 triệu
+ Vách ngăn dành cho văn phòng: 10 triệu
+ Cửa sổ + rèm cửa: 20 triệu
+ Trần nhà, ốp trần: 20 triệu
+ Đèn trang trí/hệ thống chiếu sáng: 10 triệu
+ Hệ thống mạng/điện thoại: 15 triệu
+ Logo/thiết kế logo cho văn phòng tại quầy lễ tân: 3 triệu
+ Bộ bàn ghế dành cho lãnh đạo: 15 triệu/bộ
+ 2 bộ bàn ghế để tiếp khách: 20 triệu
+ Bàn ghế cho nhân viên 15 người: 20 – 30 triệu
+ Bàn ghế cho phòng họp 5 – 10 người: 20 triệu
+ Tủ đựng tài liệu: 10 triệu
+ Két sắt/tủ đồ nhân viên: 20 triệu
+ Tranh phong thủy, tranh trang trí: 10 triệu
Tổng cộng: Xấp xỉ 300 triệu cho văn phòng 80 – 10m2 với thiết kế hiện đại và đơn giản nhất chưa kể các thiết bị văn phòng, điện tử như máy in, máy tính làm việc…
Dự toán nội thất văn phòng giúp chủ đầu tư và người quản lý nắm được các mục chính cùng chi phí tương đương, tránh phát sinh chi phí khác.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : dây phơi thông minh
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈