Mỗi công trình xây dựng được xây lên thì việc quan trắc lún là rất cần thiết nó giúp đánh giá về mức độ an toàn của công trình. Cùng hồ sơ xây dựng tìm hiểu chi tiết định nghĩa cũng như các thức quan trắc lún thực hiện ra sao cụ thể sau đây:
Quan trắc lún là gì?
Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và quan trọng khi xử lý công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mức độ an toàn của người thi công hay người sử dụng.
Giá trị của quan trắc lún
Nhà đầu tư sẽ kiểm tra, xác định được giá trị lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình của công trình) so với các giới hạn lún được tính toán trong thiết kế thi công xây dựng nhờ tiến hành công tác quan trắc lún . Ngoài ra, còn có thể đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình thời điểm hiện tại và mức độ hiện trạng sau khi đưa vào sử dụng. Thêm vào đó, ta cũng xác định được giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau hay không.
Hình 1. Công trình bị lún
Quan trắc lún được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình.
Trước khi tiến hành quan trắc lún công trình, việc lập ra một kế hoạch và các phương án thực hiện kế hoạch đó là điều tất yếu. Thông qua kế hoạch có sẵn, người thực hiện quan trắc lún cũng chủ động được công việc quan trắc của mình cần phải hoàn thành vào thời gian nào, điều chỉnh tiến độ ra sao cho phù hợp với kế hoạch.
Bước 2: Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc.
Xác định mốc chuẩn và mốc quan trắc lún căn cứ trên những quy định trong xây dựng là yếu tố bắt buộc trước khi tiến hành quá trình quan trắc lún.
Hình 2. Máy thủy bình điện tử Trimble Dini 03
Bước 3: Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao.
Cần tiến hành phân bổ những mốc cơ sở mặt bằng và độ cao với các mốc đo lún.
Bước 4: Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình.
Gắn cố định các mốc đo lún vào những vị trí đã đặt mốc trước đó để phục vụ cho công tác đo đạc.
Bước 5: Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng.
Tất cả là những loại máy đo đạc chuyên dụng có độ chính xác cao để phục vụ cho công tác quan trắc lún công trình và được lập trình sẵn các chương trình ứng dụng đo đạc.
Bước 6: Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.
Sau khi tiến hành đo độ lún, người thực hiện đo sẽ lưu giữ lại những số liệu đo thực tế, sau đó tiến hành nhập số liệu, tính toán, phân tích kết quả đo để đưa ra những cảnh báo, dự báo, phương án thi công …hợp lý nhất để hạn chế được những rủi ro do lún gây ra.
Công trình nào cần thực hiện quan trắc lún?
Các công trình đang xây dựng thì gặp sự cố như: mất an toàn, độ chịu lực của kết cấu nền móng công trình gặp sự cố có khả năng gây nguy hiểm ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình và con người. Các công trình lớn có diện tích từ 300m2 trở lên, có khả năng tụ tập đông người từ cấp III như: rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm thương mại, nhà thi đấu…
Ngoài ra, đối với các công trình đang xây dựng như chung cư, căn hộ, khu dân cư,… khi phát hiện thấy vết nứt, công trình nghiêng bất thường cần phải thực hiện công tác xác định nguyên nhân gây lún chính xác và tiến hành ngay quan trắc lún, thí nghiệm vật liệu xây dựng ngay để đảm bảo an toàn, nhằm tránh tình trạng mất an toàn ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và tính mạng của con người.
Yêu cầu về độ chính xác trong quan trắc lún công trình
1. Giai đoạn thi công
Tùy thuộc và đặc điểm của từng công trình xây dựng và loại nền móng được thực hiện dưới công trình mà yêu cầu về độ chính xác khi đo lún công trình quy định như sau:
Loại công trình và nền móng |
Độ chính xác
quan trắc (mm)
|
Công trình xây dựng trên nền đá gốc và nửa đá gốc | ± 1.0 |
Công trình trên nền sét, cát, nền chịu lực khác | ± 3.0 |
Các loại đập đất, đá chịu áp lực cao | ± 5.0 |
Các công trình xây dựng trên nền trượt | ± 10.0 |
Các loại công trình bằng đất đắp | ± 15.0 |
2. Giai đoạn vận hành
Dựa vào mức độ chuyển dịch của công trình mà có thể đề ra được độ chính xác khi quan trắc lún.
Chu kỳ quan trắc lún
– Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình là phương pháp đo lặp lại được thực hiện nhiều lần trên một công trình xây dựng, mỗi lần đo được gọi là một chu kỳ quan trắc. Thời gian thực hiện chu kỳ quan trắc sẽ tùy thuộc vào từng loại công trình khác nhau, từng loại nền móng và đặc điểm mức độ chuyển dịch trên công trình và tiến độ thi công xây dựng công trình.
– Các chu kỳ quan trắc chuyển dịch được phân chia thành 3 giai đoạn là: Giai đoạn thi công, giai đoạn hoàn thiện đầu vận hành và giai đoạn vận hành.
– Trong giai đoạn thi công, chu kỳ quan trắc được thực hiện ngay đầu thời điểm hoàn thiện xong phần móng, khi đó công trình chưa chịu tác động của tải trọng và áp lực ngang. Các chu kỳ tiếp theo được thực hiện tùy thuộc vào tiến độ xây dựng và tải trọng công trình, thông thường thì từ từ 2 đến 4 tháng thực hiện đo 1 chu kỳ.
– Trong giai đoạn hoàn thiện, vận hành, các chu kỳ được ấn định phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch và đặc điểm vận hành công trình. Thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể chọn từ 6 tháng đến 1 năm, thời gian giữa 2 chu kỳ được ấn định thưa hơn khi công trình dần đi vào ổn định.
– Trong giai đoạn vận hành khai thác công trình thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2 năm. Khi công trình đi vào ổn định với tốc độ chuyển dịch khoảng 1-2 mm/năm thì có thể ngừng quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc bổ sung.
– Các chu kỳ cần được quan trắc đúng thời điểm, sao cho có thể phản ánh rõ nét nhất quy luật chuyển dịch, biến dạng và theo quy trình thống nhất công nghệ, chất lượng và phương pháp đánh giá kết quả.
Để tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực trắc đạc – quan trắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn thêm.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈