File cad thư viện tổng hợp chi tiết biện pháp thi công
THUYẾT MINH
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG
XÂY LẮP KẾT CẤU MÓNG VÀ TẦNG HẦM
Phần 1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu chung
1.1. Nội dung gói thầu
– Xây lắp kết cấu móng và tầng hầm thuộc gói thầu số 3 được xây dựng mới tại HP Chủ đầu tư bằng nguồn vốn tự có, vốn vay và vốn huy động cổ đông của Công ty.
- Vị trí công trình:
- phiá Bắc giáp
- – Phía nam giáp
- – Phía đông, phía tây
- 2. Quy mô xây dựng và đặc điểm kết cấu
– Diện tích mặt bằng : (34.15m x 31.59m)
– Diện tích xây dựng : 32.15×28.9×5=4345m2
– Chiều dài nhà 32.15m, chiều rộng 28.9m
– Gồm 5 tầng hầm: sàn tầng 1 cốt +0.000; sần tầng hầm 1, cốt -1.200; sàn tầng 2, cốt -4.000; sàn tầng hầm 3, cốt -6.600; sàn tầng hầm 4, cốt -8.750
– Gia cố móng bằng cọc khoan nhồi tròn D1400 dài 48m sâu 60m, cọc D1000 dài 49m sâu 60m
– Kết cấu liên kết cọc bằng đài móng, dầm giằng và sàn bê tông cốt thép
– Tường vây xung quang tầng hầm bằng cọc bê tông Barrette sâu 35m và 60m dày 1m
– Kết cấu liên kết bên trong các tầng hầm bằng tường, vách, cột và dầm sàn bê tông cốt thép đổ liền khối
- Tổ chức mặt bằng thi công.
2.1 Phần chung:
– Thiết kế tổ chức xây dựng tuân theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
– Căn cứ vào các bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác của Hồ sơ mời thầu.
– Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công của gói thầu.
– Căn cứ vào năng lực cung cấp vật tư, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu.
2.1.1 Một số nhận xét:
– Theo hồ sơ mời thầu xây lắp của Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, giải pháp kỹ thuật được đưa ra là thi công tường vây, cọc barrette, cọc khoan nhồi và thi công tầng hầm bằng phương pháp semi topdown.
– Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tình hình địa hình, địa chất thuỷ văn Dự án, sự ảnh hưởng của các công trình lân cận, Công ty chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
+ Khi thi công tầng hầm có độ sâu lớn dùng giải pháp tường vây sẽ không chủ động kiểm soát được chuyển vị của tường (không có thử tải tường). Không chủ động kiểm soát được các vấn đề về thấm (vì tường được ghép thành từ các tấm bằng gioăng). Việc này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thi công và chất lượng công trình.
+ Công nghệ thi công semi topdown được xem là giải pháp tốt cho việc thi công tầng hầm, tuy nhiên lại tồn tại một số hạn chế: Thi công đào hầm bằng thủ công, không tận dụng được thi công cơ giới – gây nên việc chậm tiến độ thi công; thi công khó khăn và không an toàn cho công nhân khi phải làm việc lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng và không khí.
2.1.2 Giải pháp kỹ thuật đề xuất:
– Căn cứ vào kinh nghiệm đã thi công các dự án có độ phức tạp tương tự và năng lực thi công thực tế của chúng tôi;
– Căn cứ vào yêu cầu của Chủ đầu tư về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình Tháp văn phòng VIPCO;
– Chúng tôi xin đưa ra giải pháp kỹ thuật thay thế như sau:
+ Dùng công nghệ thi công “cọc khoan nhồi giao tuyến – CSP” tạo thành tường bao quanh; phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các cọc cắt nối nhau liên tiếp nên việc thấm qua tường không có, hơn nữa cọc được thử tải nên chủ động về mặt chịu lực và có thể kết hợp làm móng cho các cột biên.
+ Việc thi công semi topdown để thi công móng, đài, dầm, sàn sẽ được thay thế bằng việc thi công các hệ giằng tạm thời bằng cọc ống 1000mm dày12mm, mỗi hệ giàn sẽ được bố trí cách nhau 4m để đảm bảo chịu lực ngang. Dùng hệ kích thuỷ lực 140 tấn (hoặc lớn hơn) để lắp đặt hệ giằng tạm thời này.
Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, việc đào hố móng sẽ tận dụng thi công cơ giới; Biện pháp thi công chúng tôi trình bày ở phần sau; Khi được chấp thuận, chúng tôi sẽ lập thiết kế thi công chi tiết.
+ Mặt bằng thi công chật hẹp, phạm vi gia cố nền ngoài tầm làm việc của các thiết bị làm cọc xi măng đất nên biện pháp xử lí nền bằng thi công cọc xi măng đất là rất khó thực hiện, tính khả thi không cao. Để xử lí nền khu vực dự án, chúng tôi kiến nghị phương án khoan phụt màng chống thấm xung quanh để kéo dài đường viền thấm, giảm tối thiểu áp lực đẩy nổi do nước ngầm không ảnh hưởng tới việc thi công móng tầng hầm với độ sâu khoan phụt từ 20m tới 40m.
2.2 Phương án tổ chức mặt bằng thi công.
Gói thầu được xây dựng trên diện tích mặt bằng chật hẹp, sát cạnh đường Phan Bội Châu, xung quanh là các khu nhà dân, để không ảnh hưởng đến công tác an toàn giao thông và sinh hoạt của các hộ dân lân cận, Nhà thầu đưa ra phương án tổ chức như sau:
2.3 Điện nước thi công.
2.3.1 Điện thi công:
Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư liên hệ nguồn cấp điện và có trách nhiệm đấu nối và trả chi phí sử dụng điện cho thi công.
Bố trí lưới điện thi công trên công trường căn cứ vào máy móc thiết bị thi công được huy động trong ngày sử dụng cao nhất và tuân theo yêu cầu an toàn sử dụng điện.
Xung quanh hạng mục bố trí hệ thống điện chiếu sáng về ban đêm.
2.3.2 Nước thi công:
Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư liên hệ nguồn cấp nước và có trách nhiệm đấu nối và trả phí sử dụng nước cho thi công.
Bố trí 02 bể nước di động mỗi bể 3m3 đặt tại các điểm cần thiết trên mặt bằng thi công.
2.4 Xưởng gia công kết cấu
Do mặt bằng thi công chật hẹp, Nhà thầu kết hợp cùng Chủ đầu tư làm thủ tục thuê mặt bằng vỉa hè đường Phan Bội Châu theo chiều dài công trình 29m (29*3=87m2) trong thời gian thi công công trình. Khi thi công phần kết cấu thép cọc, móng, dầm sàn nhà thầu dự kiến phương án gia công chế tạo tại phân xưởng sản xuất do Nhà thầu thuê cách công trình 5-7 km, sau đó vận chuyển bằng xe chuyên dụng tới mặt bằng lắp dựng. Bê tông các loại (trừ bê tông lót móng) nhà thầu sử dung bê tông thương phẩm do đơn vị có uy tín tại Hải Phòng cung cấp đến công trình.
- Nhân lực
- Phần chung:
Kế hoạch sử dụng nhân lực được xây dựng căn cứ trên phương án tổ chức công trường, tiến độ thi công và khả năng huy động nhân lực của nhà thầu.
Quy trình kiểm tra và nghiệm thu thi công từng phần và toàn bộ công trình được tiến hành như sau:
- Nguyên tắc:
Toàn bộ các công việc, các hạng mục công trình sau khi thi công xong đều được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Chỉ nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, hạng mục công trình khi đã hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định.
- Cơ sở nghiệm thu: Cơ sở để căn cứ cho công tác nghiệm thu bao gồm:
– Hồ sơ thiết kế thi công, toàn bộ các bản vẽ thi công, tài liệu hướng dẫn, tài liệu địa chất, các công văn, văn bản thay đổi ( nếu có ) của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.
– Các tiêu chuẩn được chỉ định áp dụng.
– Các thông tư, văn bản hướng dẫn của chính phủ, của Bộ xây dựng và của ngành.
- Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể:
Việc nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể các hạng mục được thực hiện theo kế hoạch sau bởi Ban nghiệm thu cơ sở do chủ đầu tư chủ trì thành phần ban nghiệm thu cơ sở bao gồm:
– Đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban.
– Cán bộ kỹ thuật giám sát thi công của chủ đầu tư.
– Ban điều hành dự án (đại diện cho nhà thầu)
- Tổ chức thiết kế.
* Trách nhiệm của ban nghiệm thu cơ sở:
– Tiến hành nghiệm thu một cách thường xuyên trong quá trình xây lắp những đối tượng sau:
– Công việc xây lắp hoàn thành.
– Những bộ phận công trình sẽ bị lấp kín: phần móng, công trình ngầm
– Những kết cấu chịu lực quan trọng.
– Những giai đoạn chuyển bước thi công.
* Đối với nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng ban nghiệm thu cơ sở cần phải kiểm tra các hồ sơ bao gồm:
– Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất kín.
– Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình quan trọng.
– Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công.
– Nhật ký công trình.
* Khi tiến hành nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, ban nghiệm thu cơ sở cần thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra tại chỗ các phần việc đã hoàn thành.
– Kiểm tra sơ đồ hoàn công của phần việc hoàn thành.
– Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm, đo đạc, các văn bản khác đã lập trong quy trình thi công.
- Bảo hành xây lắp công trình:
Nhà thầu bảo hành công trình theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu; Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004.
Hình ảnh:
HÌNH ẢNH DEMO
Nguồn Banvenhadep.net
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈
Reviews
There are no reviews yet.