1. Biên bản nghiệm thu vật tư là gì?
Biên bản nghiệm thu vật tư là biên bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên khi giao nhận nghiệm thu vật tư giữa bên giao và bên nhận. Trong biên bản nghiệm thu vật tư cần có đầy đủ nội dung liên quan đến việc giao nhận vật tư và biên bản phải được công khai và có sự công nhận của các bên khi đã thống nhất biên bản.
Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi thi công công trình, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là kiểm tra chất lượng công trình. Nghiệm thu công trình được các cơ quan chức năng có thẩm quyền, họ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công.
Biên bản nghiệm thu vật tư được dùng để ghi nhận những thông tin của bên giao và bên nhận và hoạt động giao nhận vật tư. Đồng thời biên bản nghiệm thu vật tư là căn cứ chứng minh bên giao đã giao hàng và bên nhận đã nhận hàng…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu vật tư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
Hà Nội, ngày….tháng…..năm…..
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VẬT TƯ
Hôm nay, ngày….tháng….năm…., tại Công ty…………., chúng tôi gồm:
1.Bên giao: ……
Đại diện là ông/bà:……
2.Bên nhận: ……
Đại diện là ông/bà: …
Tiến hành, kiểm tra và giao nhận các thiết bị sau:
STT | Tên vật tư (mã số, tính năng, kĩ thuật) | Đơn vị tiền | Số lượng | Tình trạng thiết bị dụng cụ | Bảo hành | Ghi chú |
1. | ||||||
2. | ||||||
Tổng cộng: |
Bằng chữ: ……
– Các yêu cầu về thiết bị:
+ Thiết bị đảm bảo:……
+ Bảo hành thiết bị: …
Tình trạng bàn giao, nghiệm thu: Thiết bị đáp ứng các yêu cầu trên
Đề nghị: Đưa vào quản lý và sử dụng thiết bị
– Các bên cùng thống nhất với nội dung trên
Biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị được lập thành 04 bản có giá trị như sau.
BÊN GIAO
BÊN NHẬN BÀN GIAO
NGƯỜI QUẢN LÝ
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu vật tư:
Biên bản nghiệm thu vật tư phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, thông tin về bên gia và bên nhận, và những số liệu về các thiết bị, vật tư được nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị được lập thành 04 bản có giá trị như sau. Cuối biên bản nghiệm thu vật tư sẽ là sự xác nhận của các bên và người quản lý.
4. Nghiệm thu công trình xây dựng:
Theo quy định tại Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung 2020 thì: Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Việc nghiệm thu công trình xây dựng là quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng.
+ Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
– Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
– Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
+ Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
– Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
+ Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.
Và sau khi đã nghiệm thu công trình xây dựng xong là bước bàn giao lại công trình cho các bên được tiến hành như sau:
Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
– Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
– Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
– Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
+ Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
+ Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
+ Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định ở bên trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ.
5. Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao vật tư tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BÀN GIAO VẬT TƯ
Căn cứ thỏa thuận ngày……tháng…..năm……..
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ….. , tại địa chỉ ……
1. BÊN GIAO: …
Ông/Bà ……. Chức vụ: …
Ông/Bà……Chức vụ: …
2. BÊN NHẬN: …
Ông/Bà …. Chức vụ: …
Các bên tiến hành bàn giao và nghiệm thu vật tư theo thỏa thuận ngày…..tháng …..năm………. với những nội dung sau:
Hàng hóa và bàn giao
Tiến hành kiểm tra và giao nhận nhưng vật tư theo danh sách sau:
STT | Tên vật tư, thiết bị, mã số, tính năng, kỹ thuật | ĐVT | SL | Tình trạng | Bảo hành | Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
Tổng: |
Chất lượng
Toàn bộ thiết bị bàn giao đã được bên nhận kiểm tra lại và xác nhận mới 100%, nguyên đai, nguyên kiện, theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và đúng với cam kết đã thỏa thuận trước đó
Quy cách, phẩm chất, ký mã hiệu, đặc tính của thiết bị đúng như mô tả trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cũng như chủng loại đúng như trong thỏa thuận.
Giao nhận và hướng dẫn cách sử dụng
Bên Giao và Bên Nhận đã trao đổi thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh về cách sử dụng, bảo quản vật tư, chạy thử và bàn giao vật tư thiết bị đảm bảo kỹ thuật và đúng yêu cầu.
Bảo hành
Các thiết bị sẽ được bảo hành theo đúng khoảng thời gian đã nêu trong thỏa thuận hai bên đã ký kết. Bên B thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị đã cung cấp trong thời gian bảo hành.
Thanh toán hợp đồng
Bên nhận thanh toán nốt số tiền còn lại cho Bên giao sau khi ký biên bản bàn giao vật tư này.
Nếu Bên nhận không thanh toán đủ số tiền trong hợp đồng thì 2 Bên xác nhận nợ, bắt đầu từ ngày……tháng…….năm 20….
Biên bản nghiệm thu bàn giao vật tư được lập thành 02 bản có giá trị như nhau.
BÊN GIAO BÊN NHẬN BÀN GIAO NGƯỜI QUẢN LÝ
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.